Thông tin

Ngứa và viêm da cơ địa

Gãi là đáp ứng tự nhiên với ngứa và theo định nghĩa, chúng không thể tách rời nhau. Gãi không làm giảm ngứa nhưng nó được chứng minh rằng là gây thỏa mãn và gây nghiện. Vòng xoáy ngứa-gãi là một hiện tượng phức tạp liên quan tới các thành tố cảm giác, vận động và cảm xúc. Sự thôi thúc phải gãi có thể mạnh mẽ bởi vì cảm giác thỏa mãn khi gãi mang lại là giảm ngứa rất nhiều và ngoài ra có thể liên quan tới cảm giác hài lòng hay thích thú. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng gãi như một trải nghiệm thú vị tương quan với mức độ ngứa tiềm ẩn trên cả bệnh nhân bị ngứa mạn tính lẫn người bình thường. 1 Các nghiên cứu phong phú về chức năng hình ảnh não khám phá ra rằng vòng xoáy ngứa- gãi ở con người có thể theo dõi được trên các vùng não đặc biệt bao gồm vùng liên quan tới khen thưởng, cảm giác đau và nghiện.1,2

Vòng xoáy Ngứa – Gãi – Ban là thường xuyên được dùng để mô tả sự ngứa tiến triển, không bao giờ kết thúc và luôn luôn hằng định mà khiến viêm da cơ địa rất khác biệt so với các bệnh lý da khác. Viêm da cơ địa thường được gọi là “Ngứa tạo Ban” hơn là  “Ban mà ngứa” 3

Cảm giác ngứa càng nhiều, càng gãi nhiều càng dẫn tới phá hủy da và xuất hiện ban đỏ. Thông thường ở tình trạng mạn tính nó trở thành một thói quen vô thức và bệnh nhân thường thậm chí không nhận ra rằng họ đang gãi. Khi một bệnh nhân gãi, da của họ thành bị viêm, điều này sẽ khiến da càng ngứa nhiều hơn vì thế bệnh nhân càng khó để từ bỏ cảm giác muốn gãi. Vòng xoáy luẩn quẩn này có thể  trở nên rất nghiêm trọng đến mức gây ra mất ngủ, kích thích, lo lắng và stress. Ở những ca nặng, nó có thể dẫn tới rách da( vết thương hở, chảy máu và sâu ) trên da hoặc thậm chí là lichen nặng ( dày da) và đau.

Bác sĩ và bệnh nhân cần nhận biết và giải quyết các khía cạnh phong phú của ngứa bao gồm:

(1) Xác định và loại bỏ yếu tố gây ra ngứa

(2) Duy trì hàng rào bảo vệ da qua chất làm mềm da: sản phẩm dưỡng dạng dầu và nước

(3) Giảm viêm bằng thuốc bôi và thuốc uống

(4) Giải quyết các yếu tố tâm lý và hành vi

(5) Giáo dục- Hiểu về tình trạng bệnh

Cảm giác ngứa có thể được gây ra bởi các kích thích nội sinh và ngoại sinh mà kích hoạt các đầu dây thần kinh ngoại vi  ở chân bì và biểu bì của da. 3

Yếu tố khởi phát3

Dị ứng                      Mạt bụi nhà, dị nguyên thức ăn, yếu tố viêm da tiếp xúc trong không khí (phấn hoa,…) động vật (ví dụ lông mèo) trang sức, các thành phần mỹ phẩm nhất định

Nhiễm trùng            Tụ vầu vàng, nhiễm virus (herpes,u mềm lây), nấm (ví dụ Trichophyton, malassezia).

Ngoại sinh               Xà phòng,dung môi, len, mồ hôi, hóa chất độc, khói thuốc, khói bụi

Kích thích vật lý      Nhiệt độ: ẩm, không khí khô lạnh, chà xát quần áo lên da

Cảm xúc                   Lo lắng/Căng thẳng/Tức giận/Trầm cảm

Làm thế nào đánh giá ngứa4

Dựa trên khảo sát ngứa Eppendorf

Đánh giá theo điểm từ 0 đến

Mô tả cơn ngứa của bạn như sau………

0 1 2 3 4
Đau
Giật
Theo nhịp đập
Kiến bò
Tổn thương
Bồn chồn
Nhức
Nặng lên khi lạnh
Giảm đi khi lạnh
Nặng lên khi nóng
Giảm đi khi nóng
Âm ỉ
Dữ dội
Bỏng rát
Như kiến cắn
Từng đợt như làn sóng
Không chịu nổi
Gây phiền phức
Thôi thúc gãi
Tê cóng
Liên tục
Khốc liệt
Làm dằn vặt
Mệt mỏi
Tê liệt
Nặng
Không kiểm soát nổi
Tôi chỉ có thể nghĩ về ngứa

Khi nào bạn có cảm giác ngứa ?

0 1 2 3 4
Vào buổi sáng
Vào buổi chiều
Ban đêm
Khi nghỉ
Nặng lên khi nằm
Sau khi tắm nước nóng
Sau khi tập thể dục
Sau khi đi ra ngoài
Sau khi tiếp xúc với ánh nắng
Sau khi làm vườn
Sau khi phủi bụi, quét nhà hoặc thay ga giường
Sau khi ăn một loại thức ăn nhất định

 

Bạn mô tả mức độ cần gãi như thế nào?

0 1 2 3 4
Tôi thấy thú vị
Cảm giác thôi thúc
Cảm giác bắt buộc
Tôi quên mất tôi đã gãi
Tôi luôn muốn gãi
Tôi thấy hài lòng
Tôi thấy thoải mái
Thấy đau nhưng tôi không thể dừng lại
Khác – 

Bạn làm gì khi cảm thấy cần phải gãi?

0 1 2 3 4
Tôi chà xát
Tôi gãi bằng móng tay
Tôi gãi bằng đầu ngón tay
Tôi gãi bằng đốt ngón tay
Tôi gãi bằng bút chì/ thước/ gậy
Tôi ấn mạnh
Tôi véo da
Tôi dùng miếng dán lạnh
Tôi dùng miếng dán nóng
Tôi tắm nước lạnh
Tôi tắm nước ấm
Tôi bật điều hòa không khí
Tôi bật hệ thống sưởi nhiệt
Tôi ấn móng tay xuống da
Tôi cắn môi
Tôi gãi đến khi chảy máu
Tôi đè nén da
Khác

Bạn ngứa vùng da nào nhiều nhất?

Phía trước                                                                                   

Phía sau

Điều gì làm xao lãng cảm giác muốn gãi?

0 1 2 3 4
Công việc làm tôi xao lãng
Xem tivi
Đọc sách
Dùng máy tính/ iphone/ ipad
Nghe nhạc
Đắp miếng dán nhiệt
Đắp miếng dán lạnh
Tập thể dục
Làm gì đó bằng tay (theo sở thích)
Khác –

Khi bạn hiểu cảm giác ngứa của mình, khi nào bạn ngứa, bạn làm gì khi gãi và điều gì làm bạn quên gãi thì bạn có thể lên kế hoạch tiếp cận cảm giác ngứa có phương pháp với nhiều sự kiểm soát hơn.Bạn có thể quyết định rằng mình cần dùng thuốc hay đến lớp học liệu pháp hành vi để kiểm soát cảm giác muốn gãi. Bạn có thể nhận thấy rằng mình sẽ học về thời điểm tốt nhất để thoa kem vì thế sẽ phá vỡ cảm giác muốn gãi. Ví dụ: thoa kem trước khi làm vườn hay cắt cỏ hoặc làm việc nhà,…

Bệnh nhân có thể làm gì để tránh hoặc kiểm soát ham muốn gãi?

Gãi là rất khó để chống lại bởi vì nó khiên hệ thần kinh phải xóa đi cảm giác ngứa mà  chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Thận chí khi cảm giác ngứa quay lại nó thậm chí tồi tệ hơn trước khi bạn gãi.

Các mẹo cơ bản để kiểm soát cảm giác muốn gãi:

– Giữ móng tay ngắn để tránh làm rách da khi gãi

– Giữ mát. Nóng quá có thể gây ra ngứa. Cố gắng giữ nhiệt độ cơ thể hằng định nhất có thể, mặc nhiều lớp áo mỏng bằng bông

– Tránh để phòng quá nóng, giữ đường dẫn nhiệt ở mức thấp nhất và buổi tối nên để phòng ngủ lạnh

– Tránh chăn dày nặng, dùng chăn cotton nếu có thể

– Nhẹ nhàng chà xát bằng mu ngón tay, đè nén hoặc véo nhẹ vào vùng da bị ngứa thay vì gãi

– Dùng gạc lạnh

Các bậc cha mẹ thường hỏi “ Lám thế nào để khiến con tôi dừng gãi?”. Và vì gãi là một phản ứng bản năng với ngứa mà có thể trở thành thói quen bắt buộc hoặc vô thức nên câu hỏi này không dễ để trả lời. Bố mẹ có thể giúp bằng cách cắt ngắn móng tay và đặc biệt vào buổi tối bọc tay của trẻ bằng găng tay bông.

Với trẻ lớn hơn, quan trọng phải giải thích cho chúng việc gãi sẽ khiến chúng thấy tồi tệ như thế nào chứ không phải là tốt hơn và da của chúng sẽ trở nên đỏ hơn, nứt nẻ, ngứa và đau hơn.

Nhận biết bất cứ thói quen về ngứa nào mà đứa trẻ có, ghi chú chúng lại:  xảy ra vào thời gian nào trong ngày hay suốt khi thực hiện một hoạt động nhất định như chơi thể thao hoặc xem ti vi. Nếu bạn hoặc cha mẹ của đứa trẻ nhận biết được các loại thói quen này thì quan trọng là sau đó phải cố gắng phá vỡ chúng.

Điều trị không dùng thuốc để xử trí ngứa do viêm da cơ địa

Phương pháp nhận thức hành vi 5,6

Các phương pháp nhận thức hành vi làm thay đổi các thói quen rối loạn chức năng bằng cách làm gián đoạn và thay đổi khuôn mẫu suy nghĩ (nhận thức) hoặc hành động( hành vi) mà hủy hoại da hoặc tương tác với các liệu pháp da liễu. ví dụ: Chương trình đào tạo chống lại  ngứa hoặc Đào tạo đảo ngược thói quen, phương pháp nhận thức hành vi để giảm ngứa và hành vi gãi bao gồm tự điều chỉnh, hướng dẫn chăm sóc da, kỹ năng xử trí ngứa và các yếu tố gây ra gãi, phương pháp xử lý căng thẳng với các kĩ thuật thư giãn và đảo ngược thói quen. Kĩ thuật đảo ngược thói quen dạy bệnh nhân nhận biết thói quen gãi, xác định hoàn cảnh mà gây ra ngứa, và huấn luyện họ thực hành các  phản ứng thực tế. Ví dụ, một đứa trẻ gãi trong vô thức có thể được dạy để nhận biết các dấu hiệu sớm của cảm giác ngứa và thay vì gãi chúng được dạy là nắm chặt tay hoặc đặt tay dưới chân ngay lập tức khi chúng cảm thấy ngứa.

Phản hồi sinh học5,7

Phản hồi sinh học có thể tăng cường nhận thức của bệnh nhân về sự căng thẳng và giúp họ thư giãn, cải thiện các rối loạn da mà bùng phát bởi stress hoặc mang khía cạnh hệ thống thần kinh tự động. Phản hồi sinh học là liệu pháp tâm trí-cơ thể mà dùng máy móc để hỗ trợ bệnh nhân đạt được khả năng nhận thức và điều khiển các quá trình tâm sinh lý học. Bệnh nhân được kết nối với thiết bị mà đo hoạt động cơ, nhiệt độ da, nhịp thở, nhịp tim, mức độ biến thiên nhịp tim, huyết áp, hoạt động điện não và tưới mái não và đưa ra phản hồi của bệnh nhân một cách trực quan khi chúng đi qua các  “game” phong phú như là nhiệm vụ. Ngứa mạn tính có thể là thuộc về thể xác, cảm xúc và nhận thức, có thể được điều trị bằng liệu pháp mà có thể điều chỉnh đáp ứng với stress của hệ thần kinh tự động. Kĩ thuật phản hồi sinh học hành vi mà làm giảm căng thẳng, lo lắng được dùng để điều trị đau mạn tính và ngứa và có thể có tiềm năng thay đổi sự hoạt động quá mức hệ thần kinh giao cảm được là đã được lưu ý ở bệnh nhân viêm da cơ địa.

Thôi miên/ Thiền8

Với sự đào tạo đúng mực, một cá nhân có thể làm mạnh thêm trạng thái thôi miên trong chính họ và sự dụng sự tập trung cao độ này để tạo ra các tương tác tâm trí-cơ thể  mà giúp giảm sự chịu đựng hoặc thúc đẩy chữa bệnh. Trạng thái mất ý thức được gọi là “trạng thái thôi miên” có thể  tạo ra bằng hình ảnh hướng dẫn, thư giãn, hít thở sâu, kĩ thuật thiền, tự thôi miên hoặc nhờ các bác sĩ đã được đào tạo. Các nhà nghiên cứu dùng sự thư giãn, xử trí stress trực tiếp ám thị tới hành vi không gãi, sự thoải mái của làn da và sự bình tĩnh, tăng cường cái tôi, đưa ra lời khuyên và hướng dẫn việc tự thôi miên.  Kết quả của họ là có ý nghĩa thống kê đáng kể trong việc giảm ngứa, gãi, mất ngủ và căng thẳng. Sử dụng thuốc bôi corticoid giảm tới 40% ở tuần thứ 4, 50% ở tuần thứ 8 và 60% ở tuần thứ 16. Với các ca nhẹ hơn, thôi miên cùng với dưỡng ẩm có thể được cung cấp như một phương pháp điều trị thay thế cơ bản. Với viêm da cơ địa nặng hoặc kháng trị, thôi miên có thể là liệu pháp hữu ích giúp giảm sự đòi hỏi các phương pháp điều trị thường quy khác.

Các tin liên quan

Hỏi chuyên gia