Thông tin

Viêm da cơ địa (Chàm) và các bệnh đi kèm

Viêm da cơ địa (AD), còn được gọi là bệnh chàm cơ địa, là một dạng rối loạn miễn dịch mãn tính có bệnh lý đặc trưng và đi kèm theo các rối loạn dị ứng lẫn không dị ứng khác.

Bệnh đi kèm là sự xuất hiện của nhiều bệnh hoặc nhiều rối loạn có liên quan đến bệnh đã mắc. Bệnh nhân mắc AD tăng khả năng mắc một hoặc một số các loại bệnh/tình trạng khác có cùng chức năng miễn dịch với AD.

 SƠ ĐỒ 1: Các bệnh đi kèm theo AD

 

Nhiễm trùng biểu bì (da) bao gồm:-

Bệnh lây lan do Vi khuẩn – Tụ cầu  / Chốc lở

Rộp môi do virus herpes

Nấm

 

Các tình trạng khác của da:

Bạch biến

 

Rối loạn tâm lý và tâm thần – Trầm cảm

Lo âu

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Rối loạn Phổ Tự Kỷ (ASD)

Dị ứng/Không dung nạp thực phẩm  

Bệnh về tim mạch – Tăng áp động mạch / Xơ vữa động mạch

Đột quỵ

Tiền tiểu đường

Tiểu đường

Béo phì

Gan nhiễm mỡ

Rối loạn mỡ máu (Tăng cholesterol)

 

Viêm kết mạc dị ứng

Đục thủy tinh thể 

Viêm kết giác mạc dị ứng (AKC) 

 

Viêm mũi dị ứng

Sốt cỏ khô

Hen suyễn

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính

Viêm họng cấp

 

 

Mệt mỏi, mất ngủ

 

Hầu hết các trường hợp mắc AD khởi phát bệnh khi còn nhỏ hoặc ở tuổi thiếu niên, với hơn 80% bệnh nhi có các triệu chứng dai dẳng như ngứa hoặc khô da ở tuổi trưởng thành. Giai đoạn đầu mắc bệnh và khi bệnh chuyển sang mãn tính, cộng thêm chất lượng cuộc sống bị giảm sút, các bệnh đi kèm theo AD thường đè nặng về mặt phát triển tâm lý và hành vi của trẻ, kèm theo chậm hòa nhập xã hội khi trưởng thành và có nguy cơ cao mắc các bệnh rối loạn tâm lý và hành vi và giảm chất lượng cuộc sống.6 Các nghiên cứu khác nhau cùng chỉ ra mối tương quan giữa AD và ADHD không phụ thuộc vào môi trường tiếp xúc và các bệnh đi kèm khác. Đặc biệt AD ở trẻ nhũ nhi có liên quan đến các triệu chứng ADHD phát triển sau đó. Vấn đề về giấc ngủ do AD được xem là đóng vai trò quan trọng trong quan sát mối tương quan giữa AD và ADHD. Trẻ đã và đang mắc AD có 43 % nguy cơ được chẩn đoán bị ADHD hoặc xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ADHD.8

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được ở tỷ lệ lớn người trưởng thành mắc AD đều hút thuốc, dùng các chất có cồn, ít tập thể dục và phần lớn trẻ em và người trưởng thành bị béo phì xếp loại II / III, cao huyết áp, tiền tiểu đường. tiểu đường và cholesterol cao.6, 7

Bội nhiễm vi khuẩn do tụ cầu vàng là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh viêm da cơ địa và luôn xuất hiện ở các đợt bùng phát AD.  S. Tụ cầu vàng là một tác nhân gây bệnh quan trọng ở người gây nên hàng loạt bệnh nhiễm trùng từ nhiễm trùng da và mô khu trú (SSTIs) đến viêm cân mạc hoại tử nghiêm trọng và các bệnh nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng.7 , 8  Tụ cầu vàng xuất hiện ở 55–75% vùng da không mắc AE, 85–91% các tổn thương liken hóa và 80–100% các tổn thương da do xuất tiết .9 Sự tương quan giữa mức độ nghiêm trọng của AD và sự quần cư của Tụ cầu vàng đã được ghi nhận chính xác và sự quần cư này thường được xem làm một cơ chế quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng gia tăng nghiêm trọng bệnh ở các bệnh nhân.

Tụ cầu vàng có khả năng phát triển đề kháng đối với các loại kháng sinh được dùng để điều trị các chủng nguyên phát. Vào năm 1961, đã có các báo cáo về các chủng có khả năng kháng methicillin, và chúng được gọi là Tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA). Năm 1980, chủng MRSA đã trở thành một vấn đề phổ biến tại các bệnh viện ở một số quốc gia. Các báo cáo về nhiễm khuẩn MRSA ở các bệnh nhân AD được công bố vào năm 2005. Một số chuyên gia cho rằng MRSA cần được cân nhắc khi các bệnh nhân đang mắc AD xuất hiện các hồng ban nặng và toàn thân (tình trạng đỏ da) và kèm theo xuất hiện các ổ khu trú nhiễm trùng, và có mùi hôi (tanh).  Các nghiên cứu trên trên thế giới cho thấy tỉ lệ nhiễm MRSA trong quần thể mắc AD dao động từ 0 đến 30,8% tùy vào quốc gia thực hiện nghiên cứu.10

Sự quần cư của liên cầu khuẩn thường xuất hiện trước khi phát triển các thương tổn lở loét (khoảng 10 ngày). Liên cầu khuẩn nhóm A thường quần cư tại cổ họng của vật chủ không thể hiện triệu chứng, đặc biệt ở trẻ đang độ tuổi đi học. Trong các trường hợp thương tổn viêm da cơ địa nhiễm trùng, tỉ lệ cao đồng nhiễm tụ cầu và liên cầu đã được báo cáo lại, và các vi khuẩn này xuất hiện ở khoảng 70 đến 85% bệnh nhân. Liên cầu tiêu huyết beta là tác nhân chính gây ra bệnh chốc lở và xuất hiện phổ biến trên da của các bệnh nhân mắc AD hơn ở người khỏe mạnh hoặc người mắc các bệnh về da khác.11

Viêm da do Herpes (EH) gây ra do virus Herpes đơn dạng nhóm 1 (HSV-1), virus Herpes đơn dạng nhóm (HSV-2), vius Herpes zoster, virus Coxsackie v.v. Do vậy, EH có thể xuất hiện ở nhugx trẻ em mắc AD sau khi tiêm chủng đậu mùa. Nếu điều trị bằng corticosteroid ở các bệnh nhân do chẩn đoán sai, các thương tổn có thể nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu các thương tổn trên da hoặc viêm da khác đã có từ trước trở nên nghiêm trọng sau khi nhiễm trùng thủy đậu (đậu mùa) thì cần phải cân nhắc đến EH và lập tức điều trị kháng vi rút. 11

AD, là một bệnh qua trung gian globulin miễn dịch E (IgE) có căn nguyên (nguyên nhân) thường đi kèm với viêm nhiễm bề mặt và mẩn ngứa. Mối liên quan giữa bệnh hen suyễn và Viêm mũi dị ứng (Sốt cỏ khô) đã được ghi nhận. Năm mươi phần trăm người mắc AD sẽ phát triển các triệu chứng dị ứng khác trong năm đầu tiên mắc bệnh. Trong Nghiên cứu Quốc tế về bệnh Hen suyễn và Dị ứng ở Trẻ em (ISAAC), ở 56 quốc gia, tỉ lệ xuất hiện AD ở trẻ em chênh lệch đáng kể từ 0,3% đến 20,5% và cho thấy xu hướng nhất quán trong việc gia tăng dần tỉ lệ mắc bệnh. Tác nhân nguy cơ chính cho việc tăng và xuát hiện bệnh hen suyễn chính là khởi bệnh sớm, sự nhạy cảm hóa IgE và mức độ nghiêm trọng của AD. Khoảng 70% bệnh nhân mắc AD nghiêm trọng đều xuất hiện bệnh hen suyễn so với 20-30% bệnh nhân mắc AD nhẹ và chiếm khoảng 8% trong tổng dân số. Các nghiên cứu dịch tễ học luôn cho thấy sự liên quan vô cùng mật thiết giữa bệnh viêm mũi và hen suyễn. Các bằng chứng về lâm sàng và khoa học gần đây chỉ ra rằng hai bệnh này có cùng yếu tố giải phẫu học, sinh lý học, miễn dịch bệnh lý học và điều trị. Bệnh viêm mũi dị ứng là một tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.  Ở một số người bệnh nhạy cảm, các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc và lông động vật gây phản ứng dị ứng này.12, 13

Mối liên hệ giữa dị ứng thực phẩm và AD khá phức tạp và việc xuất hiện nhạy cảm và dị ứng thực phẩm ở giai đoạn đầu đời tiên lượng cho việc mắc AD nặng. Khoảng 50-70% trẻ em khởi phát AD sớm đều nhạy cảm với một hoặc nhiều tác nhân gây dị ứng. Có một số thực phẩm chính là tác nhân gây dị ứng (sữa bò, trứng gà và đậu phộng là các thực phẩm thường gặp nhất).   Dị ứng thực phẩm thực tế thường gặp hơn với trẻ em mắc AD trong các nghiên cứu báo cáo cho thấy khoảng 20 đến 80% trẻ em bị ảnh hưởng.12,13

Viêm kết mạc dị ứng (AC), theo mùa và/hoặc mãn tính, là một trong những loại viêm nhiễm thường gặp nhất gây ra đỏ và sưng mắt. Ước tính khác nhau nhưng các loại dị ứng này được cho rằng có ảnh hưởng đến ít nhất 15-20% dân số và tỉ lệ mắc cao hơn ở những người bị AD. Sinh lý học của bệnh liên quan đến một phản ứng miễn dịch trung gian IgE nhóm I xuất hiện do tác nhân gây dị ứng tiếp xúc với mắt.Viêm kết giác mạc dị ứng(AKC) là một bệnh viêm mãn tính song song giữa bề mặt mắt và mí mắt. Sinh lý bệnh học của bệnh liên quan đến phản ứng thoát hạt mãn tính của các dưỡng bào được trung gian bởi IgE, và cơ chế miễn dịch qua các trung gian lympho bào Th1 và Th2 tiết ra cytokine. Đây được xem là AD vùng mắt. Các thương tổn chàm có thể được tìm thấy trên mí mắt, hoặc bất cứ nơi nào trên cơ thể. Các thương tổn da có màu đỏ và nhô cao. Thường xuất hiện ở vùng trước khủyu (khuỷu tay trong) hoặc ở khoeo chân (phía sau đầu gối). Thông thường, các thương tổn chàm đều nghứa, và gãi làm chúng ngứa hơn. Thương tổn mắt lại rất đa dạng. Da mí mắt có thể bị phù (viêm mí mắt) và cảm giác cộm. Triệu chứng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, đỏ hoặc sưng mắt.14

Các tin liên quan

Hỏi chuyên gia