Thông tin

Bệnh vảy nến và sự tiếp xúc hóa chất

Trong bài viết này chúng tôi sẽ tập trung vào vai trò của sự tiếp xúc vật lí với các chất hóa học và ảnh hưởng của nó lên bệnh vảy nến. Để tìm hiểu về Bệnh vảy nến do dùng thuốc, xin mời đọc bài viết: Bệnh vảy nến – mối liên quan với việc dùng thuốc”.

VAI TRÒ CỦA CÁC TÁC NHÂN DỊ ỨNG TIẾP XÚC TRONG BỆNH VẢY NẾN

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra tính quá mẫn cảm đối với các tác nhân dị ứng tiếp xúc, có thể kể đến là các hóa chất, đối với bệnh vảy nến, là một yếu tố làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh rất quan trọng nhưng hay bị coi thường trong quá trình bộc lộ và diễn biến cuả bệnh.

Gần đây, một nghiên cứu tập trung vào tình trạng viêm da dị ứng do tiếp xúc ở bệnh vảy nến và các kết quả thu được đã ủng hộ cho giả thuyết về vai trò của các tác nhân dị ứng tiếp xúc trong việc thúc đẩy nặng hơn các tổn thương vảy nến ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Những nghiên cứu về tỉ lệ mắc dị ứng do tiếp xúc ở những bệnh nhân bị vảy nến ở lòng bàn tay và lòng bàn chân cho các kết quả sau đây:

– Thử nghiệm kiểm tra dị ứng áp da (Patch Test) dương tính ở 39.5% trường hợp bị vảy nến ở lòng bàn tay và bàn chân, từ đó cho thấy tính quá mẫn cảm đáng kể đối với các chất gây dị ứng tiếp xúc trong nhóm bệnh nhân có tổn thương ở lòng bàn tay-bàn chân. Một số chất gây dị ứng cho đáp ứng dương tính là – niken sulphat, nhựa epoxy, coban clorua, phenylenediamine, hỗn hợp paraben, chất tẩy rửa, kali dicromat, xà phòng rửa tay, hỗn hợp thiuram, neomycin sulfat và niken1

– Ở một nghiên cứu khác trên những bệnh nhân có nhiều biểu hiện khác nhau của vảy nến thể thông thường, những nhà nghiên cứu đã kết luận rằng với 68% bệnh nhân dương tính với thử nghiệm áp da, đã chỉ ra một kiểu quá mẫn chậm với các chất gây dị ứng tiếp xúc như một yếu tố có thể có liên quan trong quá trình biểu hiện hoặc diễn biến của bệnh. Các chất gây dị ứng thường gặp nhất trong trường hợp này là bột hắc ín, niken sulphat, nước hoa và nhựa thơm của Peru. 2,3

– Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có 19 bệnh nhân (chiếm 25%) bị mắc các thể khác nhau của bệnh vảy nến (vảy nến thể đảo ngược, vảy nến thể lòng bàn tay-bàn chân, vảy nến thể mảng bám mạn tính, vảy nến thể giọt và vảy nến thể mụn mủ) là những người có phản ứng dương tính với thử nghiệm áp da. Thử nghiệm với chủ yếu các chất như niken, hỗn hợp hương thơm, nhựa than đá, nhựa thông và neomycin.4

– Một nghiên cứu khác đã báo cáo bệnh dị ứng ở 21% số bệnh nhân tham gia thử nghiệm, nhưng Thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ (RAST test) dương tính đạt 44%. Ở thể vảy nến mảng bám mạn tính, tỉ lệ RAST dương tính phổ biến hơn cả (58%) so với vảy nến thể hoạt động (22%). Phấn hoa và bụi nhà là những chất gây dị ứng nhạy cảm phổ biến nhất với tần số lần lượt là 64% và 53% ở các đối tượng nghiên cứu nhạy cảm. Tính nhaỵ cảm tăng lên theo tuổi và nhạy cảm với nhiều chất là phổ biến. Viêm da tiếp xúc được xác định chẩn đoán với thử nghiệp áp da là 12 ở nam và 20 ở nữ, là 10 ở những người bị vảy nến thể mảng bám mạn tính và 22 ở vảy nến thể hoạt động. Bột hắc in, niken sulphat, hỗn hợp corticosteroid và thiomersal là những chất gây dị ứng phổ biến nhất. Không có phản ứng kích ứng da nào được ghi nhận ở nồng độ đã sử dụng.5

Ở một số nghiên cứu, người ta đã nhận thấy rằng khi bệnh nhân có phản ứng dương tính với thử nghiệm áp da tránh sử dụng các sản phẩm dùng tại chỗ có chứa các chất gây dị ứng đã được thừa nhận thì đã thấy sự cải thiện về tình trạng bệnh của họ. Điều này đã chứng tỏ một cách mạnh mẽ rằng tính quá mẫn đối với các chất dị ứng tiếp xúc ở bệnh nhân vảy nến là yếu tố thúc đẩy quan trọng trong quá trình biểu hiện và diễn biến của bệnh.1

Một nghiên cứu khác đã gợi ý rằng có thể có mối liên hệ giữa đợt bùng phát trên lâm sàng của bệnh vảy nến và sự sản xuất các cytokine tham gia vào các phản ứng miễn dịch liên quan đến đáp ứng qua trung gian tế bào và phản ứng dị ứng. Tế bào lympho Th1 liên quan với các đáp ứng qua trung trung gian tế bào dường như có hoạt động trong suốt pha hoạt động của bệnh, trong khi tế bào lympho Th2 hoạt động khi có phản ứng dị ứng lại hoạt động trong suốt pha bất hoạt của thể vảy nến mảng bám, và vì lí do này, nó có liên quan nhiều hơn đến các chất gây dị ứng qua trung gian IgE. Trong thực hành lâm sàng, những bệnh nhân bị vảy nến mạn tính nhiều khả năng tiến triển thành các bệnh qua trung gian IgE, còn khi bệnh ở giai đoạn hoạt động, họ sẽ bị ảnh hưởng bởi viêm da tiếp xúc nhiều hơn: càng sử dụng nhiều thuốc điều trị tại chỗ trong suốt giai đoạn này, càng làm tăng nguy cơ bị viêm da tiếp xúc. 5

Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng:

– Viêm da dị ứng do tiếp xúc có một vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy và duy trì các tổn thương vảy nến.

– Thử nghiệm áp da nên được thêm vào chẩn đoán thường quy, đặc biệt là ở thể vảy nến lòng bàn tay-bàn chấn và các thể vảy nến kháng trị.

– Việc tránh/ loại bỏ các chất/vật liệu xác định đã chọn lọc trước đó có đáp ứng dương tính với thử nghiệm áp da có thể giúp giảm bớt và khiến cho việc điều trị vảy nến thể mạn tính “cứng đầu” có hiệu quả hơn.1

Giả thuyết đặt ra về nguyên nhân có thể nhất được cho là các tổn thương da gây nên bởi sự tiếp xúc với các hóa chất/ vật liệu/ kháng nguyên và là sự bắt đầu sau hiệu ứng Koebner.

Các tin liên quan

Hỏi chuyên gia