Video Clips

VTV3 – Chương trình vui sống mỗi ngày: tư vấn điều trị bệnh vảy nến, viêm da cơ địa

VTV3 – Bệnh vảy nến và viêm da cơ địa là hai căn bệnh mạn tính và phức tạp về da liễu, xảy ra phổ biến trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Cả hai căn bệnh này có mức độ nghiêm trọng khác nhau nhưng đều ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và tuân thủ các điều trị của bác sĩ, có thể giúp kiểm soát tốt căn bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nặng nề. Hiện tại đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến và viêm da cơ địa, trong số đó, phương pháp Dr. Michaels đang được giới chuyên môn và người bệnh đánh giá là hiệu quả. Đây là phương pháp do bác sĩ người Úc Michael Tirant nghiên cứu và cho ra đời.

Chương trình VTV3 – “Vui sống mỗi ngày” tư vấn về điều trị bệnh vảy nến, viêm da cơ địa với sự tham dự của khách mời là: GS-TS-BS Michaels Tirant người Úc – ông là thành viên Ban biên tập Tạp chí Da liễu thế giới, chuyên gia bệnh vảy nến hàng đầu thế giới, là tác giả của phương pháp Dr Michaels và GS-TS-BS Torello Lotti, ông là Giáo sư Trưởng khoa Da liễu tại Trường Đại học Rome “Guglielmo Marconi”, Rome, Italy.

LÝ LỊCH KHOA HỌC
  • Giáo sư Tiến sĩ Bác sĩ Torello Lotti MD, MD (Danh dự)
  • Giáo sư & Trưởng khoa Khoa Da liễu
  • Trường Đại học Rome “G.Marconi” Rome, Italy
  • http://csrmr.unimarconi.it/
  • Tel ‎+393286214588 – Fax ‎+390637725647
  • Chủ tịch, Tổ chức giáo dục y tế thế giới – Da liễu, Zurich (CH)
  • http://www.wha.international/
  • Chủ tịch, Trưởng Ban chấp hành khoa học của Tổ chức nghiên cứu Bệnh bạch biến thế giới, New York , USA. http://vrfoundation.org/
  • Trang web cá nhân: www.torellolotti.it
  • Các công bố khoa học của Giáo sư Tiến sĩ Bác sĩ Torello Lotti tại Thư viện Y khoa Hoa kỳ – Viện Y học Quốc gia Hoa kỳ:
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/?term=Lotti+t
GS.TS.BS Torello Lotti, MD, MD (Hon) là Giáo sư chính thức Trưởng Khoa Da liễu tại trường Đại học Rome “Guglielmo Marconi”, Rome, Italy. Ông là Chủ tịch của World Health Academy – WHA – Ủy ban giáo dục y tế thế giới – Da liễu (tổ chức thuộc Liên Hợp quốc) từ năm 2013. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tái tạo đa ngành (Rome, Italy – 12/2014).
Ông là Giáo sư danh dự của Khoa Da liễu tại trường Đại học Y khoa số 1 ở Thẩm Dương, Trung Quốc (2011), Giảng viên chính tại Viện Hàn lâm Y học New York cho “Bài giảng tưởng nhớ Howard Fox” (14 tháng 03 năm 2012 – New York, NY – USA), và Giảng viên tại trường Đại học Boston Khoa Y học, Đại học Harvard (MA, USA 2014); ông là Chủ tịch, Trưởng Ban chấp hành khoa học của Tổ chức nghiên cứu Bệnh bạch biến thế giới, New York , NY USA. Ông đã là Giáo sư chính thức của Khoa Da liễu và Bệnh hoa liễu tại trường Đại học Florence Khoa Y học, Florence, Italy, từ 2006 đến 2010. Ông là Giáo sư thỉnh giảng tại sáu trường đại học quốc tế, và Giảng viên chủ chốt tại nhiều Hội da liễu quốc tế và Diễn giả được mời tại các hội nghị chuyên ngành da liễu quốc tế lớn.
Các hoạt động của ông về ngành da liễu rất đa dạng: Chủ tịch Hội Da liễu và Bệnh hoa liễu Italy (SIDeMaST, 2009-2010) và Chủ tịch Hội Da liễu quốc tế (ISD, 2009-2010), Chủ tịch Hội Mỹ phẩm và Thẩm mỹ da liễu châu Âu (ESCAD, 2003-2004), Tổng Biên tập Tạp chí của Viện Hàn lâm Da liễu châu Âu (JEADV, 1992-2002), Biên tập “Therapeutic Hotline”- Dermatologic Therapy (2007-) và đóng vai trò là Tổng Biên tập Tạp chí Giornale Italiano di Dermatologia trong thời gian ông là Chủ tịch Hội Da liễu và Bệnh hoa liễu Italy – SIDeMaST (2009-2010). Ông đã là Chủ tịch của nhiều hội nghị quốc tế, và là Thành viên thường trực của các Hội khoa học quốc tế về da liễu chính (EADV, SIDEV, ESDR, ISD, AAD, SID) và Thành viên danh dự của nhiều Hội khoa học về lĩnh vực da liễu.
Ông là Thành viên danh dự suốt đời của Hiệp hội Da liễu Mỹ (ADA). Ngoài ra, ông là Nhà phê bình khoa học của mười tạp chí ngành, trong đó có Tạp chí da liễu Anh, Tạp chí da liễu điều tra, Tạp chí của Học viện Da liễu Mỹ, Tạp chí Dermatologic Therapy. GS. Lotti là Tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 1500 công bố khoa học quốc tế, bao gồm các bài báo khoa học, chương sách và sách. Trong số các công bố khoa học này hơn 400 ấn phẩm là bài báo có qua hệ thống bình duyệt quốc tế, với Hệ số ảnh hưởng tích lũy là 1000.

Các tin liên quan

Hỏi chuyên gia